World
1. Dù chưa chính thức lãnh đạo nước Mỹ nhưng Đỗ Nam Trung vẫn biết cách làm chao đảo thị trường tài chính thế giới theo cách của riêng mình. Bên cạnh crypto thì chứng khoán Mỹ là hai thị trường được lợi nhiều nhất từ sự kiện này. Rổ cổ phiếu vốn hoá nhỏ (tương đương với midcap và bluechip của Việt Nam) Russell 2000 đạt mức tăng ấn tượng nhất 8.6% do đây là nhóm cổ phiếu sẽ hồi phục về earning mạnh nhất nếu Trump có thể lèo lái nước Mỹ đến kịch bản “no recession” trong nhiệm kỳ của mình. Trong nhóm Emerging & Frontier market, ngoài các chỉ số của Trung Quốc đang được lợi từ gói kích thích thì phần lớn ghi nhận mức giảm điểm, và Vnindex cũng không phải là ngoại lệ.
2. Dòng tiền tiếp tục đổ vào chứng khoán Mỹ. Dòng tiền dòng chảy vào các quỹ ETF cổ phiếu Mỹ trong năm 2024 đã chính thức ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại, đạt 572 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục từng được ghi nhận trong năm 2021.
3. Trong khi đó thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là các Emerging & Frontier market tiếp tục chịu sự xa lánh của dòng tiền các nhà đầu tư nước ngoài.
4. Đà tăng giá của DXY là nguyên nhân được đem ra đổ lỗi nhiều nhất cho đà bán ròng của khối ngoại tại các Emerging & Frontier market. Sự thật thì điều này chỉ trông “có vẻ hợp lý” trong khoảng 1 năm trở lại đây, mối tương quan của dòng tiền nước ngoài và DXY giai đoạn 2020 - 2023 là tương quan thuận chứ không phải tương quan nghịch. Một lý do đơn giải hơn để giải thích cho hiện tượng bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài, đó là perfomance của các Developed market, đặc biệt là Mỹ hoàn toàn outperformance các Emerging & Frontier marke trong các giai đoạn này. Giai đoạn mà dòng vốn ngoại chảy vào thị trường ĐNA nhiều nhất, chính là giai đoạn mà chứng khoán Mỹ bị bán mạnh nhất trong những năm gần đây – 2022.
5. DXY tiếp tục tăng để hưởng ứng một “nước Mỹ vĩ đại” hơn dưới thời Donal Trump. Điểm tích cực là VND của chúng ta nằm trong nhóm miễn nhiễm với sự kiện này.
6. Tại sao nói nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ của Mỹ sẽ được lợi nhiều nhất nếu nền kinh tế Mỹ mạnh hơn? Nếu nhìn vào GDP trong hơn 1 năm trở lại đây, chúng ta thấy kinh tế Mỹ vẫn đang ổn. Nhưng đi sâu hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, thì tình hình trông không ổn chút nào. Chỉ số Small Business Opitmism, đo lường sức khoẻ của khu vực doanh nghiệp nhỏ vẫn đang ở trong vùng rất thấp so với những giai đoạn suy thoái trước đó.
7. Bên cạnh diễn biến của thị trường tài chính, kinh tế Mỹ Mỹ trong tuần qua cũng nhận đươc nhiều thông tin tích cực. Đầu tiên là chỉ số Service PMI có tháng thứ 2 liên tiếp vượt kỳ vọng của giới đầu tư nhờ sự cải thiện tất cả những chỉ số core.
8. Tâm lý người tiêu dùng, 1 trong những indicator “recession” quốc dân cũng cho thấy sự phục hồi tốt. Con số preview của tháng 11 tăng tháng thứ 4 liên tiếp lên mức 73 điểm và bước vào vùng “tương đối an toàn”.
9. Thị trường lao động của Mỹ vẫn đang phát những tín hiệu “mixing”, tốt và xấu lẫn lộn. Thất nghiệp mới (initial claims) giảm về mức thấp, trong khi thất nghiệp không tìm được việc làm (continued claims) vẫn đang duy trì ở mức cao.
10. 1 chiếc chart tổng kết lại những diễn biến về kinh tế vĩ mô của thế giới từ đầu năm đến nay, Economic Surprise Index, đo lường sự khác biệt giữa con số thực được công bố và kỳ vọng của thị trường, cho thấy sức khoẻ của 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có sự phục hồi rất ấn tượng trong các tháng gần đây. Kinh tế Trung Quốc sau các gói cứu trợ kinh tế cũng đang có sự phục hồi mạnh mẽ.
Việt Nam
11. Trong tuần qua SBV bơm ròng tổng cộng hơn 65 nghìn tỷ trên kênh thị trường mở. Ròng tiền ròng vào hệ thống ngân hàng đến từ 2 phía: lượng bill phát hành trước đó hết hạn và hoạt động mua Repo giấy tờ có giá của SBV (OMO).
12. Hành động của SBV được thực hiện sau cú giật của lãi suất liên ngân hàng trong phiên giao dịch đầu tuần. Hiện tại lãi suất liên ngân hàng (offer rate) đã giảm về mức ổn định hơn. Nhìn chung SBV đang thực hiện cùng lúc 2 mục tiêu hết sức khó khăn: giữ cho mặt bằng lãi suất liên ngân hàng không xuống quá thấp để giảm áp lực cho tỷ giá, nhưng cũng không được tăng quá cao để giảm chi phí vốn cho hệ thống ngân hàng.
13. 90 nghìn tỷ OMO kỳ hạn 7 ngày phát hành trong tuần trước, đồng nghĩa với 90 nghìn tỷ sẽ bị hút ròng khỏi hệ thống ngân hàng trong tuần này từ việc đáo hạn OMO. Tính cả lượng bill đáo hạn, khoảng 66.500 tỷ sẽ bị hút ròng khỏi hệ thống ngân hàng nếu SBV không có hoạt động phát hành OMO mới. Điều này rất khó xảy ra vì SBV không muốn kịch bản tương tự đối với thị trường interbank trong tuần trước sẽ lặp lại.
14. Dòng tiền có sự phân hoá tương đối rõ nét giữa nhóm cổ phiếu theo vốn hoá trong tuần qua. Áp lực bán chủ yếu đến từ nhóm vốn hoá lớn, nhóm midcap và penny vẫn đạt mức tăng tốt trong tuần. Đối với diễn biến các ngành, nhóm Vận tải biển, Công nghệ, Hàng không và Khu công nhiệp là những ngành hút tiền nhiều nhất.
15. Thanh khoản sụt giảm mạnh so với thời điểm đầu tháng 4 nhưng Vnindex tiếp tục đi ngang. Đây là hiện tượng ít khi xảy ra vì thanh khoản thường có xu hướng cùng chiều với Vnindex. Lần gần nhất chúng ta thấy hiện tượng này là đầu năm 2024.
16. Quay trở lại với chủ đề chính của The week in chart #1, nhóm bất động sản khu công nghiệp có quay trở lại thời kỳ hoàng kim? Thời kỳ hoàng kim mà DataTalk muốn nhắc đến ở đây chính là giai đoạn từ giữa năm 2018 đến 2019, giai đoạn đầu tiên của Trade war, nhóm BĐS KCN hoàn toàn outperformance so với thị trường.
17. Nguyên nhân đằng sau chính là Trade war 2018 đã thay đổi đáng kể dòng vốn FDI hướng đến Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Đây chính những gì mà nhóm BĐS KCN cần.
18. Ôn lại về lịch sử có thể giúp chúng ta tìm ra được manh mối về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Dòng vốn lĩnh vực sản xuất đổ bộ vào Việt Nam trong giai đoạn cuối 2018 - 2019 không đâu khác phần lớn chính là dòng vốn từ Trung Quốc. Do vậy, chúng ta có thể kỳ vọng những gì tương tự sẽ diễn ra trong các năm tiếp theo nếu Trade war giữa Mỹ và Trung Quốc nâng thêm một tầm cao mới trong nhiệm kỳ của Trump.
19. Hệ quả của dòng vốn này đã kéo theo hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng mạnh những năm sau đó, đặc biệt là trong giai đoạn 2019 – 2020.
20. Điều này cũng đẩy Việt Nam trở thành top 3 các quốc gia có thâm hụt thương mại nhiều nhất với Mỹ. Đây chính là điểm khác biệt lớn ở thời điểm hiện tại so với bối cảnh giai đoạn 2018, đó là rủi ro lớn về việc VN có thể sẽ nằm trong danh sách “theo dõi đặc biệt” của Mỹ.
21. Tăng trưởng là điều kiện cần có thể xảy ra, và điều kiện đủ chính là yếu tố “giá”. Xét về mặt định giá, PB của ngành đang có sự “mixing” giữa các doanh nghiệp, có nghĩa là mặt bằng định giá của các doanh nghiệp BĐS KCN đang ở vùng hợp lý, không đắt và cũng không rẻ. Tổng kết lại cho câu hỏi của chủ đề ngày hôm nay đó là: có thể lịch sử sẽ lặp lại, nếu Trump vẫn xem Việt Nam là một đối tác thương mại thân thiện.
“The week in charts” sẽ được livestream vào 8h:00 tối Chủ Nhật hàng tuần trên kênh Youtube của DataTalk