Charts of the day #11: Một vài góc nhìn từ dữ liệu FDI
WORLD
1. Dữ liệu thương mại tháng 11 của Mỹ đi theo 2 hướng hơi ngược nhau: trong khi nhập khẩu hàng hoá lần đầu quay lại mức tăng trưởng dương sau gần 1 năm thì xuất khẩu hàng hoá của Mỹ lại giảm nhiều hơn tháng trước. Trung hoà lại thì yếu tố tích cực vẫn nhiều hơn, vì nó cho thấy thị trường tiêu dùng của Mỹ vẫn đang hồi phục mạnh mẽ (nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu tăng), đổi lại là sản xuất sẽ chậm lại đôi chút (xuất khẩu giảm).
2. Đi sâu hơn vào dữ liệu nhập khẩu của Mỹ, sự phục hồi này lại không quá đồng bộ. Trong khi nhập khẩu từ khu vực Châu Á và Bắc Mỹ phục hồi thì nhập khẩu từ EU tiếp tục suy giảm. Điều này là liều thuốc bổ cho nền kinh tế Châu Á, nhưng lại càng làm hoạt động sản xuất của EU thêm phần khó khăn.
3. Đối với chiều xuất khẩu, hàng hoá của Mỹ vào Châu Á và Bắc Mỹ sụt giảm trong tháng 11. Cùng với đó, giao dịch giữa Mỹ và EU vẫn duy trì trạng thái ảm đạm.
4. Tín dụng tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh trong tháng 11, sau các tháng tăng chậm trước đó. Điều này cho thấy người tiêu dùng của Mỹ đã “mạnh tay trở lại” trong chi tiêu.
5. Sản xuất công nghiệp của Đức giảm 4.8% so với cùng kỳ, từ mức giảm 3.5% của tháng trước, cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế lớn nhất EU vẫn chưa đi qua. Ngành công nghiệp ô tô đang chậm lại là một trong những yếu tố đóp góp vào sự yếu đi của hoạt động công nghiệp Đức.
VIỆT NAM
6. Phiên giảm ngày 9/1 khiến Vnindex kết thúc chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp, nhưng bấy nhiêu cũng đủ giúp chúng ta đang trở thành thị trường sinh lời hiệu quả nhất trong 2024, tính đến thời điểm hiện tại.
7. Tự doanh mua ròng 4 phiên liên tiếp và đang là đối trọng cho đà bán ròng của khối ngoại.
8. Dòng vốn FDI bất ngờ đổ mạnh vào Việt Nam trong các tháng cuối năm. Tính hết năm 2023, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ.
9. Dường như đang một có sự chuyển dịch dòng vốn FDI từ các “công xưởng thế giới” – Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trường tiềm năng hơn, Việt Nam là một trong số các lựa chọn.
10. Bản thân dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng đang có một sự chuyển dịch rất rõ nét: khu vực miền Bắc đang trở thành tâm điểm thu hút FDI, trong khi dòng vốn này vào khu vực phía Nam đang giảm dần.
11. Tiếp tục là câu chuyện FDI, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Xây dựng và Bất động sản ở Việt Nam bất ngờ tăng mạnh, đạt hơn 1.8 tỷ USD trong tháng 12. Phải chăng các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn nhảy vào “bắt đáy” thị trường bất động sản trong nước?
12. Chỉ còn 1 tuần nữa là đến mùa báo cáo quý 4 nhưng nhiều khả năng đây là một quý hồi phục mạnh về kết quả kinh doanh của toàn thị trường. HPG – đại diện cho nhóm vật liệu xây dựng đạt kết quả bán hàng kỷ lục với sản lượng thép xây dựng bán ra đạt hơn 460 nghìn tấn, cao nhất gần hai năm.
13. Một cái tên đại diện cho nhóm xuất khẩu: TNG với doanh thu tăng mạnh gần 20% trong tháng 12.
14. SCS, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistic cũng ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong tháng cuối cùng của năm.
15. Cuối cùng là một chart về thị trường tiền tệ. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm hạ nhiệt giảm xuống còn 0,19% từ mức gần 1% cách đây 1 tuần, cho thấy áp lực thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang dịu bớt.
Have a nice day!